- MỤC LIÊN THANH ĐỀ
Khi Đức Phật Như Lai còn tại thế, Ngài có nhiều đệ tử, trong số đó có
Mục Kiền Liên – một người tu luyện được nhiều phép thần thông. Do đó, ngài đã thấy được mẹ mình là bà Thanh Đề đang bị giam giữ nơi A-tỳ-địa-ngục. Bà phải ngồi bàn chông và đội chậu máu. Vì tham lam điêu ngoa, nêu sau khi chết vong hồn bà Thanh Đề phải chịu đày đoạ làm quỷ đói khổ như thế. Mục Kiền Liên liền dùng phép đem cơm xuống cho mẹ.
Nhưng cơm đã biến thành lửa. Sau nhờ Phật dạy, Ngài đã sắm sửa hoa quả thơm ngon để vào chậu Vu Lan đem đến làm lễ cúng dâng chư tăng để chuyển nghiệp tham si cho mẹ. Ngày ấy là ngày rằm tháng bảy. Do đó Ngài đã cứu thoát được mẹ. Có sách chép rằng Đức Phật đã hoá phép cho mẹ Mục Kiền Liên biến thành chó tại địa ngục để ngài gặp và cứu thoát. Sau đó, nhờ tu hành mà bà mẹ đã hoá tiên vào ngày rằm tháng bảy. Dù cứu được bằng cách nào thì ngày rằm tháng bảy vẫn là ngày các chùa chiền làm lễ chay, làm đàn phá ngục cho các tội nhân. Do đó mà còn gọi là lễ xá tội vong nhân hay lễ phá ngục.
Lễ phá ngục (h.178) (ký hoạ của H.Oger) thiền trượng, phá cửa ngục nơi bọn quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa đang trấn giữ tại cửa Bắc (Bắc môn), cửa Nam (Nam môn). Một chi tiết đáng chú ý là những chiếc bát úp có mặt nước cửa ngục để tượng trưng cho bồn Vu Lan. H.Oger có ghi chú thích: “Lễ nhà Phật” (Cérémonie bouddhique). Baky cũng vẽ một đám rước có ghi ba chữ Hán bên góc:”Lễ phá ngục” (h.179) nhưng đứng ở góc độ khác (1).
_______
1) PIERRE HUARD et MAURICE DURAND Connaissance du Vietnam Ecole française d’Extrême Orient – Hanoi 1954, p.79)
2. CÚNG CÔ HỒN
Mỗi năm cứ vào ngày vía Phật, tức là vào ngày lễ Phật Đản và ngày Tết Trung nguyên, các chùa lại làm lễ to. Ngày Phật đản là ngày kỷ niệm Phật ra đời. Tết Trung nguyên là dịp để giải oan nghiệp và cầu siêu tịnh độ. Tết này vào ngày rằm tháng bảy. Nhiều nhà cũng làm lễ cúng gia tiên và đốt vàng mã. Nhiều người còn bày lễ “cúng sinh” (h.180) ngoài sân hay trước thềm nhà, tức là cúng cô hồn tháng bảy hay cúng ma đói. Lễ vật chỉ có bánh đa, bánh bỏng, ngô (bắp), khoai lang, trứng luộc, xôi chè, trầu cau … nếu chỉ đơn sơ, còn hậu hĩ thì ngoài xôi chè lại thêm nồi cháo hoa, vàng mã. Vàng mã là những xấp giấy tiền, giấy áo: và ít vàng hồ, vàng thoi. Riêng cháo nấu cúng cô hồn có khi được đổ vào lá đa, cuộn tròn lại rồi đem cắm hai bên đường gọi là cúng các quan hay cúng bách linh.
Tục ngữ có câu “cướp cháo thí lá đa” là để chỉ người vô hậu, sau chết không ai cúng tế, sẽ trở thành ma đói phải ăn loại cháo thí này. Hình thức cúng kiếng ấy vào những ngày sóc vọng, mồng một, ngày rằm, nhất là vào rằm tháng bảy. Ký hoạ còn để lại cho chúng ta cảnh “vãi cháo cúng chúng sinh” bên đây (h.181). Loại cháo này nấu bằng gạo, cơm nắm thành từng nắm nhỏ. “Riêng cháo cúng tại đình chùa, cầu quán thì được múc ra những bồ đài lá mít cắm hai bên đường trước lễ đài. Có khi còn cả nồi cháo đại để khi cúng xong những người nghèo, những mục đồng, trẻ con trong làng … xô nhau cướp lấy những hoa quả, bánh trái”. Tục này gọi là : “cướp cháo”. Ở miền Nam người rải muối gạo thay cháo để dân gian tiện hơn và bọn trẻ đến ngày thường chầu chực để “giựt cô hồn”. Bên cạnh đó còn phải có đồ mả, vàng hương. Đồ mã là những loại áo quần làm bằng giấy, cắt nhỏ, xếp thành xấp. Tuy là nhỏ nhưng khi chuyển xuống cõi âm sẽ được biến hóa cho vừa để âm hồn mặc.
Như ta đã biết, rằm tháng bảy theo Phật giáo còn là ngày xóa tội vong nhân. Người ta thả chim thả cá, thả rùa gọi là lễ phóng sinh để rửa tội cho vong hồn vong thân nhân quá vãng. Nhà chùa thì làm lễ phóng đăng (thả đèn) (h.182) cũng nhằm giải tội vong nhân. Bức ký hoạ cho thấy một nhà sư đi cứu rỗi, vừa thả nến trên mặt nước.
Người có đạo Phật phát tâm lành, cùng chúng tăng tận tâm cầu nguyện, để cha mẹ sống lâu, tránh đau ốm khổ não và cả ông bà bảy đời thoát khỏi âm ti về cõi Phật – gốc từ huyền thoại Đức Như Lai (h.183) chỉ cách cho Mục Kiền Liên cứu thoát cho mẹ ở địa ngục mà chúng ta đã nói ở trên.