Nghiên cứu về Lễ Tết Việt Nam, H.Oger đã ghi nhận nhiều hình ảnh tập trung vào ngày Tết Trung Thu và Tết cả. Trong năm, chỉ có ngày rằm tháng tám là trăng sáng và tròn hơn cả nếu so với những ngày rằm của những tháng khác. Thông thường, ngày làm lễ cúng gia tiên, đem bày cỗ thưởng nguyệt. Hơn nữa, thời tiết vừa hết nóng, chưa lạnh.

Hình 184: Đèn cá chép
Đêm đó trẻ con tụ họp lũ lượt kéo nhau đi khắp phố với lồng đèn trong tay. Đây là loại lồng nan tre, nứa, phất giấy màu hồng, trong có thắp nến (đèn sáp) với đủ loại đèn như đèn cá chép (h.184) (1) hay lý ngư đăng, đèn tôm, (h.185) , thỏ, nhái ếch.
————
(1) Có tài liệu nói rằng tục rước đèn bắt nguồn từ huyền thoại đời Trần Nhân Tông.

Hình 185: Đèn Tôm
Bấy giờ có con các chép thành tinh, đêm trung thu hóa thành gái đẹp hại người. Bao Công mới truyền lệnh cho dân gian làm đèn cá chép thắp sáng lên cho yêu quái ngỡ là đồng loại nên không làm hại.
Có loại treo thành vòng (h.186) có loại chắp bằng cây tre (h.187) hình cá (Phất đèn cá). Có loại hình quả đào (h.188) (trung thu đăng – đèn quả đào), hình quả lựu (h.189) (trung thu ngoạn vật – đèn quả lựu).
Đèn lục lăng (h.190) một loại đèn làm bằng giấy, dùng vào dịp Tết Trung thu. Đó là đồ chơi của trẻ. Đúng vào dịp Tết Trung thu, các hàng mã có dịp thi thố tài nghệ làm đèn cho trẻ con chơi.
Trông cây đèn “cóc trông trăng” (h.191) (Thiềm thừ vọng nguyệt) bên đây. Mặt nguyệt là một vòng tròn dán giấy viết chữ nguyệt và được treo lủng lẳng bằng một cần câu trước đôi mắt chú cóc. Phải chăng cóc đang nghĩ đến tổ tiên mình đang ngự trị trên cung trăng.

Hình 186: Đèn vòng
Riêng đối với bọn trẻ con, đứa nào cũng lo thắp nến vào đèn, chiếc nến được cắt ra làm hai, ba khúc để tiết kiệm, không nến thì đốt những que phết đầy nhựa trám hay tích trữ những nhân hạt bưởi, phơi khô, xâu hàng chục hạt thành một chuỗi rồi đốt lên. Xóm quê tăm tối chỉ toàn đom đóm nay lại rộ lên cuộc rước đèn. Nào đèn xếp, đèn ông trăng, đèn sao, đèn con thỏ rạng rỡ từ ngõ này sang ngõ khác rồi kéo ra sân đình, sân chùa nói cười, đùa giỡn chán rồi lại quay về nhà trong tiếng trống, tiếng thanh la vang cả đường cùng tiếng reo hò ầm ĩ (1). Bọn trẻ nhỏ hơn thì bấu bên dì, bên mẹ chơi “dung dăng dung dẻ”.

Hình 187: Đèn cá
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp …
______
(1) Theo NGÔ VĂN PHÚC, Trăng tròn – Giáo dục và thời đại Hà Nội, ngày 24/9/96.
Đèn rước, cứ rước đôi môi xinh xắn vẫn luôn mấp máy bài ca đồng dao đầy mơ mộng ấy. Trong khi đó, tiếng trống quân ở trước đình cũng bắt đầu vang lên
rồi tiếng hát chen vào đều nhịp nghe vui nhộn.
Trống quân, trống quít, trống còi
Ta chẳng lấy nó, nó đòi lấy ta …
Mặc ai lấy ai, từ trên bực thềm, chiếc đèn kéo quân được thắp sáng, sáng cả gian thềm nơi mà ánh trăng chưa lọt vào hết. Rồi rượu được rót ra đặt chung quanh đĩa cá rán để gọn trong mâm, các cụ bắt đầu nâng cốc rồi xem đèn, bình thơ mặc cho lũ trẻ long nhong trong hội rước đèn.

Hình 189: Đèn quả lựu

Hình 190: Đèn lục lăng
Nguyễn Mạnh Hùng (PGS.TS Sử học)